Với WordPress – nền tảng quản lý nội dung phổ biến nhất thế giới, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trở nên cực kỳ quan trọng để đảm bảo trang web của bạn xuất hiện trên top cao của kết quả tìm kiếm. Skillmall đã cung cấp cho bạn hướng dẫn SEO web WordPress chi tiết và hiệu quả, từ những bước cơ bản nhất cho đến các kỹ thuật nâng cao!
Tại sao WordPress luôn là lựa chọn hàng đầu khi SEO Website?
WordPress là một nền tảng quản lý nội dung (CMS) rất phổ biến nhờ vào tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh cao. Sau đây là một số lý do tại sao bạn nên tìm hiểu hướng dẫn SEO web WordPress của Skillmall:
- Cấu trúc thân thiện với SEO: Mã nguồn và URL có cấu trúc đơn giản, dễ đọc và dễ hiểu, giúp tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm.
- Chất lượng Plugin SEO linh hoạt: Các plugin như Yoast SEO và All in One SEO Pack hỗ trợ tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, từ khóa, và nhiều yếu tố khác.
- Kết nối với các nền tảng xã hội: Dễ dàng chia sẻ nội dung trên các nền tảng như Facebook, LinkedIn, Twitter, giúp thu hút lượng traffic cho website.
- Tính bảo mật cao: WordPress thường xuyên cung cấp các bản cập nhật để vá lỗ hổng bảo mật.
- Thời gian load trang nhanh chóng: WordPress hỗ trợ các plugin giúp cải thiện tốc độ tải trang.
- Cộng đồng hỗ trợ rộng lớn: WordPress có một cộng đồng người dùng lớn, bao gồm các chuyên gia SEO, giúp chia sẻ kiến thức và tài liệu liên quan đến SEO.
Các bước thiết lập để tối ưu SEO website WordPress
Hướng dẫn SEO web WordPress là một quy trình bao gồm nhiều bước nhằm cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Đầu tiên, cùng tìm hiểu các bước thiết lập cơ bản giúp bạn tối ưu hóa trang web WordPress hiệu quả nhất.
Kiểm tra thiết lập khả năng hiển thị của website
Đầu tiên, để đảm bảo trang web của bạn có thể được công cụ tìm kiếm index và hiển thị, bạn cần kiểm tra cài đặt khả năng hiển thị của trang web. Đây là bước rất quan trọng trong hướng dẫn SEO web WordPress để tránh những sự cố không mong muốn khi trang web của bạn không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
Hướng dẫn tắt tính năng ẩn trang web khỏi công cụ tìm kiếm:
- Truy cập vào Settings trong trang quản trị WordPress của bạn.
- Chọn Reading >> hộp kiểm Search Engine Visibility >> bỏ chọn nó để công cụ tìm kiếm có thể index trang web của bạn >> Save Changes.
Lựa chọn WWW hoặc non-WWW
Chọn sử dụng www hoặc non-www cho địa chỉ trang web của bạn là vấn đề thẩm mỹ và quản lý, không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược SEO. Tuy nhiên, việc thống nhất sử dụng một trong hai sẽ giúp tránh nhầm lẫn và sự cố quản lý.
WWW:
- Ưu điểm: Truyền thống, dễ nhận diện, có thể sử dụng cookie domain.
- Nhược điểm: Dài hơn, đôi khi người dùng quên gõ www.
non-WWW:
- Ưu điểm: Ngắn gọn, dễ nhớ.
- Nhược điểm: Một số hệ thống cũ có thể không nhận diện đúng.
Cài đặt plugin SEO tốt nhất, phù hợp nhất
Plugins SEO giúp bạn dễ dàng tối ưu hóa trang web mà không cần phải hiểu sâu về kỹ thuật. Trong hướng dẫn SEO web WordPress này, có hai plugin SEO phổ biến nhất là Yoast SEO và All in One SEO Pack mà chúng tôi khuyên dùng.
Thêm XML Sitemap vào WordPress
XML Sitemap giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc trang web của bạn và dễ dàng index các trang mới.
Lợi ích của việc sử dụng XML Sitemap:
- Giúp công cụ tìm kiếm index trang web nhanh hơn.
- Cải thiện khả năng tìm thấy các trang con của trang web.
- Giúp quản trị viên web theo dõi các trang đã được index
Xem thêm: Khóa học thiết kế website tại SkillMall, hỗ trợ học kèm 1-1 online
Cài đặt Google Search Console cho website
Google Search Console là công cụ miễn phí của Google giúp bạn theo dõi và quản lý hiệu suất trang web. Đây là công cụ không thể thiếu của bất cứ SEOer nào, không chỉ trong hướng dẫn SEO web WordPress này. Với những tính năng quan trọng như: theo dõi số lần nhấp, số lần hiển thị và tỷ lệ nhấp (CTR), kiểm tra và sửa các lỗi crawl, xem các truy vấn tìm kiếm dẫn đến trang web, kiểm tra backlink,…
Thực hiện nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là bước cơ bản và quan trọng trong quá trình tối ưu hóa SEO cho trang web WordPress. Việc tìm kiếm và chọn lọc từ khóa mục tiêu giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và thói quen tìm kiếm của người dùng, từ đó tạo ra nội dung phù hợp và thu hút nhiều lượt truy cập hơn.
Cài đặt chứng chỉ SSL để sử dụng HTTPS
Việc sử dụng HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure) là một yếu tố quan trọng trong SEO và bảo mật trang web. Trang web sử dụng HTTPS sẽ có biểu tượng khóa bảo mật trên trình duyệt, giúp người dùng tin tưởng hơn khi truy cập trang web của bạn.
Google đã xác nhận rằng HTTPS là một yếu tố xếp hạng trong thuật toán tìm kiếm của họ. Trang web sử dụng HTTPS có khả năng xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
Hướng dẫn SEO web WordPress với 10+ cách hiệu quả
Hướng dẫn SEO web WordPress bao gồm tất cả những bước quan trọng để tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và thu hút lượng lớn truy cập. Dưới đây là hướng dẫn SEO web WordPress bạn nên áp dụng:
Sử dụng Category và Tag đúng cách
Phân loại bài viết bằng Category và gắn nhãn bài viết bằng Tag là cách hiệu quả để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung liên quan. Hơn nữa, việc làm này cũng giúp công cụ tìm kiếm tăng khả năng lập chỉ mục.
Đối với Category:
- Sử dụng Category để phân loại bài viết theo chủ đề lớn như Sản phẩm, Tin tức, Blog,…
- Giới hạn số lượng Category để tránh việc trang web trở nên lộn xộn.
- Đảm bảo tên Category phản ánh đúng nội dung bài viết bên trong.
Đối với Tag:
- Sử dụng Tag để gắn nhãn các chủ đề cụ thể hơn.
- Không sử dụng quá nhiều Tag cho một bài viết để tránh việc nội dung bị phân tán.
Liên kết nội bộ chặt chẽ
Internal link sẽ cải thiện khả năng điều hướng trang web, tạo liên kết nội bộ giữa các trang và bài viết giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc trang web và tăng cường hiệu quả SEO.
Hướng dẫn tạo liên kết nội bộ:
- Sử dụng từ khóa phù hợp: Dùng từ khóa chính làm anchor text cho các liên kết nội bộ.
- Liên kết đến bài viết liên quan: Tạo các liên kết đến các bài viết hoặc trang liên quan để cung cấp thêm thông tin cho người đọc.
- Cấu trúc liên kết nội bộ rõ ràng: Tạo một cấu trúc liên kết nội bộ hợp lý để giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu.
Tối ưu hóa Comment trên WordPress
Comment là một phần quan trọng giúp tạo ra sự tương tác giữa người dùng và tác giả. Tuy nhiên, cần quản lý comment một cách hiệu quả và chặn spam để duy trì chất lượng trang web.
Trong hướng dẫn SEO web WordPress này, một trong những plugin comment phổ biến nhất tại WordPress là Disqus. Plugin này cho phép người dùng đăng nhập và sử dụng các tài khoản xã hội để comment, quản lý và tùy chỉnh comment dễ dàng.
Đặt thẻ Nofollow cho liên kết ra bên ngoài website
VIệc sử dụng liên kết nofollow cho các liên kết ra bên ngoài không đáng tin cậy sẽ giúp tránh mất điểm, bảo vệ điểm SEO của trang web. Đồng thời, ngăn chặn các liên kết không đáng tin cậy làm giảm uy tín của trang web.
Hướng dẫn SEO web WordPress trong sử dụng liên kết Nofollow:
- Thêm thuộc tính Nofollow vào liên kết: Khi chèn một liên kết vào bài viết, chuyển sang chế độ Text (HTML) và thêm thuộc tính rel=”nofollow” vào liên kết. Ví dụ: <a href=”http://example.com” rel=”nofollow”>Example</a>
- Sử dụng Plugin: Dùng các plugin như Yoast SEO hoặc Ultimate Nofollow để dễ dàng thêm thuộc tính Nofollow vào các liên kết ra bên ngoài.
Tối ưu tốc độ và hiệu suất trang của bạn
Để cải thiện tốc độ và hiệu suất trang web, bạn có thể:
- Cài đặt plugin cache như W3 Total Cache hoặc WP Super Cache để giảm thời gian tải trang.
- Sử dụng Content Delivery Network (CDN) như Cloudflare để phân phối nội dung nhanh hơn đến người dùng.
- Giảm thiểu kích thước mã nguồn và tối ưu hóa hình ảnh để cải thiện tốc độ tải trang.
Tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress
Nén hình ảnh: Sử dụng các công cụ như TinyPNG, Smush,… để nén hình ảnh (thường <150KB) mà không làm giảm chất lượng.
Thêm alt text: Đặt thuộc tính alt text cho hình ảnh để mô tả nội dung hình ảnh và giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung.
Ngoài ra, còn những yếu tố khác như Geotag, chú thích ảnh, tiêu đề ảnh,…
Tích hợp các mạng xã hội
Khi bổ sung nút share mạng xã hội ngay trên web wordpress, lợi ích bạn nhận được là tăng lượng traffic, nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tăng cường tương tác với người dùng.
Cài đặt button để người đọc chia sẻ các bài viết và trang của bạn lên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn để thu hút lượng truy cập. Việc làm này có thể thực hiện đơn giản bằng cách cài đặt các plugin chia sẻ xã hội như Social Snap, Monarch để dễ dàng chia sẻ nội dung lên mạng xã hội.
Xem thêm: Phần Mềm SEO LinkedIn: Nâng Cao Hiệu Quả SEO Tự Động
Lựa chọn theme phù hợp
SEOer thực hiện hướng dẫn SEO web WordPress cần đảm bảo 3 tiêu chí sau trong lựa chọn Theme:
- Mã nguồn sạch: Chọn theme có mã nguồn tối ưu và không chứa các mã không cần thiết.
- Tốc độ tải nhanh: Chọn theme có tốc độ tải nhanh để cải thiện trải nghiệm người dùng và SEO.
- Hỗ trợ SEO: Chọn theme hỗ trợ tốt cho SEO, bao gồm các tính năng như tối ưu hóa tiêu đề, meta description và URL thân thiện.
Tối ưu SEO Onpage
SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa các yếu tố ngay trên trang web của bạn để cải thiện thứ hạng và khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. SEO Onpage bao gồm những yếu tố quan trọng sau:
- Nghiên cứu từ khóa: Sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, Keywordtool.io, SEMrush, Ahrefs để tìm từ khóa mục tiêu.
- Tạo nội dung chất lượng: Viết nội dung hấp dẫn, cung cấp thông tin hữu ích và tối ưu hóa từ khóa mục tiêu trong tiêu đề, đoạn văn và thẻ meta.
- Tối ưu cấu trúc trang: Sử dụng các tiêu đề (H1, H2, H3, H4) để tổ chức nội dung và giúp người đọc dễ dàng theo dõi.
- Sử dụng các plugin SEO: Cài đặt các plugin như Yoast SEO hoặc Rank Math để giúp tối ưu hóa các yếu tố SEO Onpage như tiêu đề, meta description và từ khóa.
Cài đặt plugin hỗ trợ SEO
Yoast SEO là một trong những plugin SEO phổ biến nhất cho hướng dẫn SEO web WordPress, giúp bạn tối ưu hóa toàn diện trang web cho các công cụ tìm kiếm. Ngoài Yoast SEO, bạn có thể tham khảo Rank Math để tối ưu hiệu quả SEO website wordpress.
Plugin này sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả SEO bằng cách:
- Giúp tối ưu hóa tiêu đề, meta description và từ khóa.
- Cung cấp phân tích nội dung chi tiết và gợi ý cải thiện.
- Tạo XML sitemap tự động giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng lập chỉ mục trang web.
Tạo trang Archives
Tạo trang Archives giúp hiển thị tất cả các bài viết theo thời gian, danh mục, thẻ hoặc tác giả, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung họ quan tâm.
Thẻ tiêu đề H1, H2, H3, H4…
H1: Sử dụng H1 cho tiêu đề chính của bài viết hoặc trang. Mỗi trang chỉ nên có một thẻ H1.
H2-H4: Sử dụng các thẻ H2, H3, H4 cho các tiêu đề phụ để phân chia nội dung thành các phần dễ đọc và logic.
Sử dụng các thẻ tiêu đề hợp lý và có hệ thống giúp người dùng dễ dàng theo dõi và hiểu nội dung và cải thiện khả năng xếp hạng từ khóa mục tiêu. Đây là một trong những hướng dẫn SEO web WordPress cơ bản nhất.
Tối ưu Meta Description
Meta description là đoạn mô tả ngắn gọn về nội dung của trang web, thường xuất hiện dưới tiêu đề trang trong kết quả tìm kiếm. Viết meta description hấp dẫn và liên quan để thu hút người dùng và cải thiện tỷ lệ nhấp chuột. Dưới đây là hướng dẫn tối ưu Meta Description:
- Ngắn gọn và súc tích: Giữ meta description dưới 160 ký tự.
- Sử dụng từ khóa mục tiêu: Bao gồm từ khóa chính của trang nhưng tránh nhồi nhét từ khóa.
- Viết hấp dẫn: Mô tả nội dung của trang một cách hấp dẫn và khuyến khích người dùng nhấp vào liên kết.
Sử dụng cấu trúc đường dẫn thân thiện với SEO
Cấu trúc URL thân thiện với SEO giúp công cụ tìm kiếm và người dùng dễ dàng hiểu được nội dung của trang web. Việc sử dụng URL ngắn gọn, có chứa từ khóa còn giúp cải thiện thứ hạng SEO của trang web.
Ví dụ về cấu trúc URL thân thiện:
- URL không thân thiện: https://example.com/?p=123
- URL thân thiện: https://example.com/huong-dan-seo-web-wordpress
Để tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn, bạn truy cập Settings >> Permalinks. Sau đó, lựa chọn cấu trúc URL bạn muốn sử dụng. Đề xuất sử dụng tùy chọn Post name (Tên bài viết) vì nó ngắn gọn và rõ ràng. Cuối cùng, “Save Changes” để lưu thay đổi.
Kết luận
Với hướng dẫn SEO web WordPress cơ bản như trên, bạn sẽ giúp trang web của mình cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, tăng cường khả năng tiếp cận và thu hút nhiều lượt truy cập hơn. Đừng quên luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng SEO mới nhất để luôn thúc đẩy thứ hạng website thành công!